Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012


Trung Quốc chiến đấu như thế nào: những bài học qua cuộc chiến tranh Trung-Ấn và chiến tranh Trung-Việt ("Newsweek", USA)

 
6.11.2012, 14:12
In bàiGửi mail cho bạnBổ sung vào blog
© The voice of Russia
© The voice of Russia
Năm 1962, Trung Quốc đã dạy cho Ấn Độ một “bài học” có giá trị đến ngày hôm nay.
Ngày 20 tháng Mười năm 1962, ngay trước lúc bình minh, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ xâm chiếm Ấn Độ. Các đơn vị quân đội mạnh mẽ như trận cuồng phong liên tục tấn công và vượt qua phần phía đông và phía tây dãy Hy Mã Lạp Sơn, tiến sâu vào phần đông bắc của đất nước. Vào ngày thứ 32 của cuộc chiến tranh, Bắc Kinh bỗng nhiên thông báo lệnh ngừng bắn đơn phương, và chiến tranh kết thúc đột ngột như nó đã bắt đầu. Mười ngày sau đó, người Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi phần phía Đông của Ấn Độ nằm giữa Bhutan và Miến Điện, nhưng giữ lại những vùng lãnh thổ đã chiếm được ở phía tây, khu vực trước đây là một phần của công quốc Jammu và Kashmir. Ấn Độ phải chịu thất bại hoàn toàn và vô cùng nhục nhã, còn uy tín quốc tế của Trung Quốc thì tăng lên rõ rệt.
Cuộc xung đột này đã tiết lộ những yếu tố chính trong học thuyết chiến lược của Bắc Kinh, do đó nó chính là một bài học. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét 6 nguyên tắc cơ bản mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tuân thủ trong cuộc xâm lược Ấn Độ và chắc chắn là sẽ được sử dụng trong tương lai.
Đột ngột. Trung Quốc rất coi trọng yếu tố bất ngờ, cho phép tóm gọn đối phương một cách bất thình lình. Ý tưởng nằm ở chỗ dành chiến thắng thật nhanh chóng trên chiến trường để bẻ gãy đối thủ cả về mặt chính trị lẫn tâm lý. Thật vậy, người Trung Quốc bắt đầu và kết thúc chiến tranh năm 1962 khi Ấn Độ ít mong đợi nhất. Họ cũng đã hành động tương tự khi xâm lược Việt Nam vào năm 1979.
Tập trung toàn diện. Các vị tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng cần phải tấn công nhanh chóng và mạnh mẽ hết sức có thể. Đó chính là chiến thuật mà họ đã thể hiện qua cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống Ấn Độ vào năm 1962. Mục tiêu ở đây là buộc kẻ thù phải “giao chiến với kết cục nhanh”. Tập trung toàn diện vào mục tiêu là điểm đặc thù cho tất cả các hoạt động quân sự mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã thực hiện kể từ năm 1949.
Tấn công trước. Bắc Kinh không bao giờ ngần ngại sử dụng vũ lực để giải quyết những vấn đề chính trị. Ngược lại, Trung Quốc đã nhiều lần chứng tỏ rằng họ luôn sẵn sàng để “dạy một bài học” cho đối phương, nếu như có kẻ dám thách thức Bắc Kinh trong tương lai. Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai đã giải thích rằng chiến tranh năm 1962 nhằm mục đích "cho Ấn Độ một bài học nên thân". Đặng Tiểu Bình, người đầu tiên trong các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ, đã sử dụng ngôn từ tương tự trong năm 1979 trong chuyến thăm tới Washington, khi tuyên bố với Jimmy Carter, đương kim Tổng thống lúc đó rằng “Việt Nam, cũng như Ấn Độ, cần phải bị trừng trị”.
Chờ đợi. Người Trung Quốc tin rằng phải chờ đợi thời điểm thích hợp. Cuộc chiến tranh 1962 là ví dụ điển hình của chiến thuật này. Vụ tấn công xảy ra đồng thời với cuộc khủng hoảng Caribe, đã đưa thế giới đến sát bên bờ vực của ngày tận thế hạt nhân. Tình hình này làm chuyển hướng sự chú ý của những quốc gia có thể hỗ trợ cho Ấn Độ. Đến khi Hoa Kỳ cho hay về việc đối đầu với Matxcova đã chấm dứt, Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố ngừng bắn đơn phương.
Một sơ đồ hành động tương tự đã được sử dụng sau đó. Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988, khi Việt Nam mất đi sự ủng hộ của Matxcova, và cuộc chiến tranh Afghanistan làm cho Liên Xô từ bỏ niềm đam mê vào các cuộc phiêu lưu quân sự nước ngoài, Trung Quốc liền xâm chiếm rạn đá ngầm Johnson, một phần của quần đảo Trường Sa. Năm 1995, với thực tế là Philippines không được bảo vệ, người Mỹ đã buộc phải đóng cửa các căn cứ quân sự ở Vịnh Subic Bay và các khu vực khác của quần đảo này, cho phép người Trung Quốc dành quyền kiểm soát rạn san hô Mischif.
Biện minh cho hành động của mình. Bắc Kinh thích ngụy trang những hành động xâm lược của mình bằng các mục đích quốc phòng. Cuộc tấn công vào Ấn Độ năm 1962 được Bắc Kinh chính thức gọi là “phản công để phòng thủ”, và thuật ngữ này sau đó cũng được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược Việt Nam, cũng như cho việc xâm lược các quần đảo Hoàng Sa, rạn san hô Johnson và rạn đá ngầm Mischif.
Sẵn sàng mạo hiểm. Những hành động liều mạng từ lâu đã là một phần không tách rời của chiến lược quân sự Trung Quốc. Việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng cho các hoạt động quân sự là điều hiển nhiên cho tất cả, không chỉ dưới thời đại của Mao Trạch Đông, thời kỳ đầy dẫy những thay đổi rắc rối trong chính sách, mà cả khi người rất thực dụng như Đặng Tiểu Bình cũng quyết định xâm lược Việt Nam, bỏ qua khả năng can thiệp từ phía Liên Xô.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

GÀ MÁI GÁY


THỨ HAI, NGÀY 15 THÁNG MƯỜI NĂM 2012

GIỐNG THỜI TAM QUỐC KHÔNG ?

Mở đầu thời kỳ Tam Quốc La Quán Trung viết:" Năm Quang Hòa thứ nhất ( 178 ), một con gà mái tự dưng hóa gà sống, một luồng khí đen dài chừng hơn mười trượng bay vào trong điện. Qua tháng bảy, lại có thêm các điều gở lạ: Cầu vồng mọc giữa Ngọc đường; rặng núi Ngũ Nguyên bỗng dưng lở sụt xuống..." ( Hồi thứ nhất ) Vua hạ chiếu hỏi quần thần xem từ đâu sinh ra những điều quái gở ấy. Có quan Nghị lang là Sái Ung dâng sớ lên lời lẽ thống thiết nói rằng: "Cầu vồng sa xuống, gà mái hóa gà trống, ấy là bởi chính quyền trong nước ở tay đàn bà và tay kẻ hoạn quan..."

Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự rối loạn, tam phân Trung Quốc, La Quán Trung viết tiếp:" Do hai vua Hoàn đế và Linh đế tin dùng lũ hoạn quan cấm cố những người hiền sĩ...Khi ấy trong triều có bọn hoạn quan là lũ Tào Tiết lộng quyền. Đậu Vũ, Trần Phồn  lập mưu định trừ bọn ấy đi, nhưng vì cơ mưu bị bại lộ nên lại bị bọn chúng giết mất.Từ ấy bọn hoạn quan ngày càng ngạo ngược."

Báo điện tử Vnexpress hôm nay đưa tin: con gà mái của anh Lê Mạnh Cường phường Vị Hoàng, TP Nam Định đang đẻ trứng bình thường gần đây bỗng dưng cất tiếng gáy to vào buổi sáng, trưa, chiều, tối...có là điềm báo Việt Nam sắp bước vào giai đoạn giống như thời Tam Quốc chăng ?

-------------------
Gà mái mơ gáy to như gà trống

Không chỉ đẻ trứng bình thường, con gà mái mơ có mào dài còn cất tiếng gáy như gà trống, khiến nhiều người dân tò mò kéo tới xem.
Gà mái biết gáy của anh Cường. Ảnh: Quốc Chiêu.
Con gà mái lông vàng đen, nặng 2,6 kg và đầu có mào to, đỏ như gà trống. Anh Lê Mạnh Cường (phường Vị Hoàng, TP Nam Định) cho biết, anh được thông gia ở huyện Kim Bôi (Hòa Bình) tặng cho con gà này hồi tháng 5/2012.

Do không có chỗ thả nên anh nhốt lại và cho ăn cơm, cá. Hàng ngày, gà vẫn đẻ trứng bình thường nhưng không hiểu sao lại gáy rất to vào rạng sáng, giữa trưa, chiều tối và cả nửa đêm.
Thấy chuyện lạ gà mái có mào lại đẻ trứng và biết gáy, nhiều người dân đã tới nhà anh Cường để tận mắt chứng kiến.

Quốc Chiêu

( Vnexpress )

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Văn chương +: NHÀ BÁO LÊ PHƯƠNG DUNG BẤT NGỜ VÀ KHÔNG BẤT NGỜ

Văn chương +: NHÀ BÁO LÊ PHƯƠNG DUNG BẤT NGỜ VÀ KHÔNG BẤT NGỜ: Bất ngờ và không bất ngờ, đấy là chính cuộc đời. Có thể nói như chính thơ cô ở bài “Trên đại lộ Danh Vọng”: Nếu anh hỏi em mơ gì chiề...

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Nhạc NGỌC ĐẠI lời VI THÙY LINH


NGỌC ĐẠI VÀ NHẬT THỰC THÁNG TƯ 2002


Rate This

NGUYỄN TRỌNG TẠO
Nhạc sĩ Ngọc Đại
Nhạc sĩ Ngọc Đại
NTT: Hay tin nhạc sĩ Ngọc Đại bị tiền đình phải nhập viện, nhiều nhạc sĩ đã thảng thốt, giật mình. Họ quan tâm đến Đại, vì Đại để lại trong họ nhiều ấn tượng của một nhạc sĩ “cực đoan” từng tuyên bố cách tân nhạc Việt, và 20 năm qua anh đã dốc sức cho việc cách tân đó. Dù sự khen chê rất khác nhau, có khi đối lập, nhưng không ai phủ nhận tính cách tân trong âm nhạc của Đại. Một số nhạc sĩ trẻ đàn em của Đại đã học được từ ông anh điều đó, và gặt hái được kha khá thành công như Lê Minh Sơn, Đỗ Bảo, Kim Ngọc, v.v… Ngay cả “Bà tôi” của Nguyễn Vĩnh Tiến cũng ảnh hưởng dòng nhạc Ngọc Đại.
Do công việc bận bịu chưa đi thăm Đại được, tôi đưa lại bài viết dưới đây để chia sẻ cùng người bạn trái tính, cầu chúc cho anh chóng khỏi bệnh để tiếp tục con đường gai góc của mình.
Nghe nhạc Ngọc Đại tại đây: Nhật thực (Trần Thu Hà)
***
Sau 2 đêm xem chương trình ca nhạc Nhật thực tại Hà Nội trung tuần tháng Tư 2002: Một nhà quản lý nghệ thuật nói: Chúng tôi quá mệt vì phải “nâng lên đặt xuống” nhiều lần để cho Nhật thực ra mắt công chúng, vì nó lạ và khó phổ cập. Một khán giả “ngoại đạo” nói: Nhật thựckhông giống những chương trình ca nhạc mà tôi đã được xem, chính vì thế, nó thu hút sự tập trung chú ý của tôi, và tôi đã vô cùng xúc động vì những dư ba lạ lùng của nó. Còn nhạc sĩ Vũ Thiết thì điện cho tôi: Nhật thực hoàn toàn chinh phục em bằng một nghệ thuật mới lạ về tình yêu và thân phận, nó là nghệ thuật của thế giới hiện đại, nhưng lại đầy hồn vía Việt Nam; đây rõ ràng là một hiện tượng mới trong làng ca nhạc.
Nhật thực là một hiện tượng tự nhiên, nhiều năm mới xảy ra một lần, khi đó mặt trời bị mặt trăng che khuất một phần hoặc toàn phần, và trái đất bỗng tối sầm lại trong chốc lát. Còn Nhật thực tháng Tư 2002 lại là một hiện tượng do những nghệ sĩ tạo ra bằng nghệ thuật độc đáo và đặc sắc của mình. Với 12 ca khúc (nhạc Ngọc Đại, thơ Vi Thùy Linh, hòa âm Đỗ Bảo, ca sĩ Trần Thu Hà cùng các nghệ sĩ trẻ) đã vượt thoát khỏi sự kìm nén gông cùm của ý thức để đi tới tình yêu đích thực, chia sẻ với đồng loại và thiên nhiên, như ánh sáng mặt trời phải vượt qua sự che chắn của mặt trăng để đến với trái đất. Đấy là một thứ âm nhạc không trôi đi, không lướt qua, mà chạm tới vực thẳm của vô thức. Chạm tới và đánh thức và phá vỡ, đấy là thứ âm nhạc mang đến cho con người những cảm giác đặc biệt, giúp họ khám phá chính bản thân mình, ngạc nhiên về bản thân mình.
Ngọc Đại là một nhạc sĩ đầy cá tính sáng tạo. Từ nhỏ, anh đã theo cha qua các chiếu chèo vùng Hà Nam, nhuộm vào tận máu linh hồn Dân ca của đồng bằng Bắc Bộ. Lớn lên vào bộ đội dấn thân trên chiến trường Quảng Trị. Và sau giải phóng, niềm đam mê âm nhạc đã đưa anh nhập học Nhạc Viện Hà Nội. Tốt nghiệp loại ưu bằng giao hưởng số 1 và lọt vào mắt xanh của một đạo diễn người Pháp khi đến Việt Nam dựng kịch cho Nhà hát Tuổi Trẻ. Bằng tác phẩm âm nhạc soạn cho vở kịch đó, Ngọc Đại được mời về làm việc tại Nhà hát. Nhưng rồi thứ âm nhạc đầy cá tính của anh không được chấp nhận. Anh từ bỏ biên chế, trở thành một con người tự do, sáng tác những tác phẩm theo ý thích riêng mình, và tự trở thành một ông bầu ca nhạc để kiếm sống. Trong những tháng ngày bươn trải đó, Ngọc Đại đã viết một loạt ca khúc mà anh gọi là “Rock biển”. Rock biển do Lâm Phương hát trong một chương trình video cùng với Nguyễn Cường – Y Moan. Rồi anh viết một loạt “Rock gốm”, “Rock đồng dao”. Cùng Phó Đức Phương làm nên chương trình “Phù Vân – Lưu lạc” tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Những “cơn Rock Ngọc Đại” như đánh đố công luận, khen ít chê nhiều, khiến anh hết sức dè dặt. Mãi đến đầu năm 1999, anh bắt gặp thơ Vi Thùy Linh, một xuất hiện độc chiêu trong dòng thơ trẻ, và thế là “cơn Rock hiện đại” đã xảy ra, và Nhật thực chỉ là một phần nhỏ của “cơn Rock hiện đại” đó. Những ca khúc được anh chọn để làm CDNhật thực 1 và chương trình công diễn đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi om sòm trong những nhà quản lí âm nhạc và công luận, bởi âm nhạc quá lạ tai và lời ca thì trần trụi thô ráp và gợi dục (?). Mãi sau 4 tháng giằng co về giấy phép, Nhật thực mới được ra mắt công chúng, và trở thành một hiện tượng hi hữu trong làng ca nhạc Việt Nam: từ tò mò, dè dặt, đến cuồng nhiệt tung hô. Điều đó chứng tỏ rằng, trong cuộc cách tân thơ – nhạc của Vi Thùy Linh và Ngọc Đại đã góp phần làm thay đổi thẩm mĩ nghệ thuật của công chúng hiện tại. Những ca khúc có giai điệu gấp khúc, nhiều lúc thoát khỏi chủ âm như những cấu trúc phi điệu tính phá vỡ hình thức cổ điển, kèm theo những tiết tấu hiện đại phảng phất Pop, Rock và Jazz, vậy mà vẫn bảng lảng một hồn vía dân tộc Việt khiến người nghe không thấy mình bị lưu lạc xứ người. Những thi ảnh chắp nối, biến hiện, trần trụi, thô ráp và lung linh của ca từ được kết đính bằng âm nhạc, vẽ nên bức tranh tình yêu lập thể đầy ấn tượng về khát vọng tâm linh của con người hiện đại. Sau rất nhiều đổi thay về phối khí, Đỗ Bảo và ban nhạc Sao Mai đã thực sự cộng hưởng cùng Ngọc Đại và Vi Thùy Linh, tạo nên bước ngoặt, mở ra cánh cửa bất ngờ cho ca khúc Việt Nam đầu thế kỉ này.
Nhưng sự thành công lớn của Nhật thực lại là ca sĩ Trần Thu Hà – nhân vật chính của chương trình công diễn. Giọng hát Trần Thu Hà đã được công chúng biết tới qua một số ca khúc của Trần Tiến (chú ruột) và một số nhạc sĩ ăn khách khác, nhưng phải đến khi hát những ca khúc của Ngọc Đại – Vi Thùy Linh, bản sắc của Hà mới được khẳng định. Đấy là một giọng hát có âm khu rộng, đầy tính kĩ thuật nhưng cũng rất giàu đam mê và kịch tính. Cái chất giọng khi thì trễ nải, ngái ngủ, khi thì mộng mị, phiêu du của Hà đôi lúc bất ngờ gào lên hoang dại mê sảng như khoan xoáy vào lòng người vượt qua tuyệt vọng. Cái giọng hát khiến người nghe đôi lúc đứng tim, lên đồng, thoát tục trước khi quay về thực tại khó ngủ. Những trạng thái ấy dường như chỉ xảy ra khi Hà hát Ngọc Đại. Vâng, có lẽ đúng thế. Bởi vì khi nghe Hà, người ta quên là chị đang độc thoại hay đang diễn với ánh sáng, bóng tối cùng các nghệ sĩ múa. Hà đã kết hợp được sân khấu và khán giả, kết hợp được tạo hình và màn ảnh minh họa, kết hợp được âm thanh và sắc thái biểu cảm. Hồn nhiên khao khát trong “Dệt tầm gai”, trong sáng ngây thơ trong “Nghi ngại”, trễ nải và bốc lửa trong “Phía ngày nắng tắt”, nức nở và tuyệt vọng trong “Tiếc nuối”, man dại và quyết liệt trong “Nhật thực”… Trần Thu Hà đã chứng tỏ khả năng ca hát đa chiều của mình. Chị biến mỗi ca khúc thành những aria đầy cá tính khác nhau, nhưng không phải là những aria cổ điển, phương Tây, mà là những aria hiện đại Việt Nam. Sự thành công của Hà cũng như của đêm diễn, ngoài sự cộng hưởng với âm nhạc, lời ca, còn có sự kết hợp hài hòa với nhóm 2M Minh Anh, Minh Ánh khá nội tâm, sinh động và một dàn múa trẻ trung, nồng nhiệt qua các đường nét và hình khối có nhiều ý tưởng mới của biên đạo múa trẻ Quỳnh Lan.
Khép lại Nhật thực bằng ca khúc cùng tên, trong tiếng kinh cầu u minh và tiếng cười ngặt nghẽo bất ngờ của trẻ con, chương trình ca nhạc để lại trong lòng người một ấn tượng lạ chưa từng thấy trên sân khấu ca nhạc nước nhà. Chính vì vậy mà nó như một hiện tượng đáng lưu tâm, hiện tượng Nhật thực tháng Tư 2002.
Hà Nội, 4 – 2002

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012


Bảo Yến: 'Showbiz Việt là thế giới không tình người'

Nữ ca sĩ nổi danh một thời tiết lộ chuyện chèn ép đồng nghiệp của một ca sĩ rất nổi tiếng với ca khúc "Bài ca không quên" và một nữ ca sĩ khác có biệt danh "Bống".

>> Chủ xe nước sâm vẫn hơn "CEO" làm mướn!
>> Thu Hương: 15 tuổi, tôi đã kiếm được tiền rồi
>> Thủy Tiên đẹp dịu dàng trong MV mới
>> Thời nghệ sĩ nổi bằng chiêu trò: Tâm thư hay thảm họa?
>>
 Trang Nhung đột ngột bỏ show 'cấm trẻ em dưới 18 tuổi'
Vào một buổi sớm tiết trời hanh hao của mùa thu Sài Gòn chợt mưa chợt nắng, tại căn hộ khang trang "3 tấm rưỡi" lọt thỏm trong khu chung cư Ngô Thời Nhiệm tĩnh lặng, "nữ hoàng nhạc Gò Công" không son phấn Bảo Yến đã trải lòng về chuyện nghề, chuyện tình và chuyện đời.
"Tôi không bao giờ 'dựa hơi' chồng"
- Con đường đến với âm nhạc của chị có suôn sẻ không? Bởi người Huế như cha chị thường đánh giá nghề hát là "xướng ca vô loài"?
- Tôi tên thật là Nguyễn Khắc Kim Yến, sinh năm 1958 tại Huế, 8 tuổi theo bố mẹ về lập nghiệp tại thành phố Cần Thơ, học trường tư thục Phan Thanh Giản. Sau 30/4/1975, gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tôi là chị cả, hai người em là Nguyễn Khắc Kim Phượng tức ca sĩ Nhã Phương và Nguyễn Khắc Kim Tuấn - nhạc sĩ hòa âm phối khí, tác giả hai tình khúc nổi tiếng Biển cạn và Hãy để mưa rơi.
Ngay từ nhỏ, tôi đã mê tiếng hát nữ danh ca Thái Thanh qua biệt tài luyến láy rất tài tình với ca khúc Ngọc Lan hay Đưa em tìm động hoa vàng... Còn nhạc nước ngoài tôi hâm mộ ban nhạc Bee Gees. 
Thật may mắn khi cha tôi xuất thân là ca sĩ của Đài Phát thanh Huế vì thế con đường ca hát của 3 chị em vô cùng thuận lợi (cười). Ông cụ chẳng những không ngăn cấm mà ngược lại còn động viên khuyến khích các con đến với âm nhạc bằng cách gửi ba chị em chúng tôi đến học tại lớp nhạc của nhạc sĩ Ôn Văn Tài – nhạc công lừng lẫy trong dàn nhạc hoàng gia Campuchia ở Phnom Penh - học nhạc lý, violon và guitar suốt 5 năm ròng rã.

- Cơ duyên nào đưa đẩy chị hội ngộ nhạc sĩ Quốc Dũng - chồng chị hiện nay?
- Năm 1975, khi lên Sài Gòn, tôi đã 17 tuổi. Với ngoại hình ưa nhìn, tôi và Nhã Phương may mắn được nhà báo Bửu Huyền tuyển vào làm thư ký tại Ban Văn nghệ Đài Truyền hình TP.HCM.
Trong thời gian 6 tháng ngắn ngủi công tác tại đây tôi thường xuyên gặp gỡ nhạc sĩ Quốc Dũng - chuyên viên hòa âm phối khí các chương trình văn nghệ của đài. Chúng tôi đã phải lòng nhau sau khi anh ấy sáng tác tình khúc Bài ca Tết cho em dành tặng riêng tôi!
Tôi và anh Dũng đã ngồi đón giao thừa bên nhau trong một căn gác gỗ ọp ẹp, dẫu trong phòng không có hộp mứt, bánh chưng, nhành mai hay phong pháo nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Sau đó, anh Dũng đã sáng tác Mùa xuân đầu tiên cũng để tặng tôi.
- Nhạc sĩ Quốc Dũng trước lúc yêu chị đã từng ly dị vợ, cha mẹ chị có phản đối cuộc tình này không?
- Tất nhiên là cha mẹ tôi không chấp nhận cuộc hôn nhân "lệch pha" này bởi ngoài chuyện đã có vợ con, anh ấy còn lớn hơn tôi đến bảy tuổi. Hai năm sau khi anh Dũng ly dị với người vợ cũ, trước tình yêu mãnh liệt của chúng tôi, cha mẹ cuối cùng cũng phải "đầu hàng", chấp nhận cho tôi và anh Dũng lấy nhau vào năm 1987.
- Hiện tượng "nữ hoàng nhạc sến" Bảo Yến xuất hiện vào thời điểm nào và trong hoàn cảnh nào?
- Đó là vào đầu thập niên 1980, sau khi lãnh đạo TP.HCM kêu gọi các đơn vị nhà nước thành lập ban nhạc chuyên biểu diễn phục vụ ca khúc chính trị, thế là nhiều ban nhạc lần lượt ra đời gồm Sinco, Sao Sáng, Đại Dương, Hải Âu, Rạng Đông, Hy Vọng...  
Thời điểm 1980-1984, phong trào ca khúc chính trị rất đình đám, lan rộng khắp các tỉnh thành cả nước. Biết tôi có ý định sẽ chuyển đến hát cho ban nhạc Hy Vọng, có lẽ do... sợ mất tôi, nên năm 1984, anh Quốc Dũng quyết định thành lập ban nhạc Hoàng Hôn với hai giọng ca chủ lực Bảo Yến - Sĩ Thanh. Nghệ danh Bảo Yến chính thức được khai sinh từ ban nhạc này.
- Dư luận cho rằng tài năng Bảo Yến thăng hoa là nhờ bệ phóng từ ông chồng nhạc sĩ. Chị nghĩ sao?
- Không đúng! Anh Quốc Dũng hòa âm phối khí nhằm trau chuốt các bài hát của tôi và chỉ vậy thôi. Tôi thành danh nhờ vào nhiều yếu tố như thanh sắc, vóc dáng, phục trang, cách thể hiện bài hát, 25 năm đứng trên sân khấu tôi chưa bao giờ nảy sinh ý định dựa dẫm tên tuổi chồng tôi nhằm tạo dựng vị thế cho mình!

Ca sĩ Bảo Yến (giữa) cùng em gái, ca sĩ Nhã Phương (bên phải) và bà Thùy Dung, Giám đốc Trung tâm băng nhạc Rạng Đông tại khách sạn Sofitel năm 2005.
Cạn chén tình đành nương mình cửa Phật
- Vài kỷ niệm khó quên trong cuộc đời ca hát của chị?
- Thập niên 1980, Sở Văn hóa Thông tin quy định mỗi ca sĩ chỉ được trình bày tối đa 3 bài trong một chương trình. Khi đó, tôi và Nhã Phương là ca sĩ thuộc hàng vedette vì thế tiền cát-xê hát 3 bài lúc đó tương đương 2 chỉ vàng. Nhờ vậy, tôi mới có điều kiện dành dụm mua được 2 căn hộ khang trang trên đường Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (quận 3). Tôi nhớ da diết cái thời mỗi đêm chạy show khắp 8 tụ điểm ca nhạc trong thành phố với chiếc Honda cà tàng, tiếng pô xe nổ bành bạch như tàu hỏa!
- Được biết chị còn có thú sưu tập những chiếc ô tô đắt tiền? Một kiểu chơi xa xỉ trong thời điểm kinh tế nước nhà khó khăn của sao?
- Từ bé tôi đã mê xe hơi đồ chơi, vì vậy năm 1993, sau thời gian dài dành dụm từ tiền đi hát, tôi đã tậu được cho mình một chiếc ô tô Toyota Corola trị giá đến 12 lượng vàng. Tôi dám khẳng định tôi và NSƯT Bảo Quốc là 2 nghệ sĩ Sài Gòn đầu tiên sở hữu ô tô. Chạy được 7 năm tôi mua xe Fiat của Ý, 2 năm sau chạy chán lại đổi sang chạy Toyota Camry.
Hiện tại, tôi đã đặt hàng từ nước ngoài chiếc ô tô 4 chỗ BMW đời 528I, tháng 12 này sẽ nhập về Việt Nam. Tôi thích ô tô đẹp, sang trọng nên mua chạy chơi và chạy show vậy, chẳng lòe thiên hạ làm gì. Hai cậu con trai Nguyễn Quốc Hoàng Kim, 25 tuổi và Nguyễn Quốc Bảo Châu, 20 tuổi cũng tỏ ra rất thích sưu tập ô tô y như mẹ vậy. 
- Việc chồng ngoại tình đã khiến chị suy sụp tinh thần đến nỗi phải tìm sự tĩnh tâm bằng cách nương nhờ cửa Phật? Có phải chị cũng chạy theo mốt quy ẩn chọn lối sống khép mình thờ phật tại gia hiện khá phổ biến trong giới nghệ sĩ mà Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Bạch Tuyết, Việt Trinh đang áp dụng?
- Đó là năm tôi 31 tuổi (1989), khi tôi và Quốc Dũng đã lấy nhau được 2 năm. Một hôm, anh Dũng nói phải lên tận Đà Lạt bán gấp một dàn loa, âm ly cho người bạn tại đây bởi bán ở Sài Gòn sẽ bị rớt giá. Khi anh Dũng đi rồi, linh tính mách bảo cho tôi biết ánh mắt và lời nói của anh Dũng có gì không thật.
Tối đó, tôi cứ trằn trọc không sao chợp mắt được, nửa đêm nằm mơ thấy chồng tôi ngoại tình, giật mình tỉnh mộng. Thế là ngay trong đêm, tôi bèn chở cha tôi tức tốc phóng ô tô lên tận Đà Lạt và sau một hồi lùng sục đến tận 5h sáng đã "bắt tại trận" chồng tôi đang giở trò "mèo chuột" với nhân tình trong một khách sạn bên rừng thông.
Sau cú sốc đó, tôi quyết định chọn lối sống ẩn dật, khép kín, cắt đứt mọi quan hệ bạn bè cũng như báo giới và tìm đến Thiền viện Vạn Hạnh học Phật pháp, được sư trụ trì đặt pháp danh Hoa Yên (tức khói trên núi Yên Tử). Những ngày lễ Tết hay sóc vọng, tôi đều đến cúng dường và giảng 10 điều Phật răng cho trẻ ở chùa.
Tôi nương nhờ cửa Phật từ năm 1989 đến nay đã mấy chục năm, không phải mới đây mà dư luận lại đàm tiếu cho là tôi bắt chước người khác bày trò quy ẩn nơi cửa thiền!
Bảo Yến: 'Showbiz Việt là thế giới không tình người'
Ông ăn chả, nhưng bà chửa nếm nem!
- Có phải sau cú sốc đó, hạnh phúc gia đình chị đã thật sự vỡ vụn, bằng chứng là chị đã buông xuôi qua việc chấp nhận cho chồng mình có quyền tằng tịu với những người phụ nữ khác trong khi bản thân cũng quan hệ với một người nước ngoài đáng tuổi em mình?
- 23 năm qua, vết thương trong lòng tôi đã lành hẳn, nỗi buồn hận đã không còn ám ảnh tôi trong từng giấc ngủ. Chồng tôi có số đào hoa, vì thế nhiều phụ nữ tự nguyện tìm đến với anh ấy chẳng khác nào như bị nam châm hút, có cố ra sức ngăn cản cũng chẳng giải quyết được gì, thôi thì đành phó thác cho định mệnh, cho số phận.
Khi nào anh Dũng muốn đi bước nữa với người khác, ngỏ lời, tôi sẵn sàng chấp nhận ly dị, giải phóng anh ấy khỏi sự ràng buộc mang tính hình thức. Tôi không ghen tuông nữa vì đã quá mệt mỏi với người chồng phản bội. Chúng tôi tôn trọng nhau, thỉnh thoảng thăm viếng nhau không phải vì tình mà vì nghĩa và vì hai đứa con.
Là phụ nữ đã có tuổi, với tôi bây giờ cần nhất là một chỗ dựa về mặt tinh thần. Tôi cần tình yêu chứ không phải nhu cầu tình dục, do đó tôi mới chấp nhận quen với J. Sau 7 năm, tất nhiên sự thân mật giữa chúng tôi thể hiện trên mức tình bạn nhưng quan hệ tình dục thì tuyệt đối không. Tôi tình cờ quen J. trong một quán bar trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1), J. là người Canada, nhỏ hơn tôi 5 tuổi, đã ly dị vợ, từng là nhạc công rồi nhạc sĩ sáng tác, bây giờ là nhà tổ chức chương trình ở Toronto.
Tuổi của tôi đủ lý trí để dừng bước trước ngưỡng cửa vườn địa đàng. Một trong 10 điều răn của nhà Phật là "Nghiêm cấm ngủ với người không phải chồng mình". Chồng tôi quan hệ trai gái lăng nhăng đã rõ nhưng chẳng bao giờ có chuyện "bà ăn nem", bởi giữa tôi và anh Dũng vẫn còn sự ràng buộc, thậm chí, tôi còn công khai đưa J. về nhà với tư cách là một người bạn, giới thiệu với chồng và các con tôi. Tôi luôn cố gắng giữ hạnh phúc gia đình êm ấm cho dù đó là thứ hạnh phúc mong manh tạm bợ bởi những cuộc phiêu lưu tình ái của chồng tôi!  
- Sau nhiều năm ly thân với Quốc Dũng, chị tránh tụ tập với bạn bè, đồng nghiệp, vậy chị đối chọi với nỗi cô đơn trống vắng trong gian phòng lạnh lẽo bằng cách nào?
- Mỗi ngày tôi dành ra 1h tụng kinh, xem phim nước ngoài trên tivi và đọc Tự lực văn đoàn của Khái Hưng, Thạch Lam, thỉnh thoảng bật máy nghe lại "giọng ca dĩ vãng" của mình qua những tình khúc Gò Công nhưThương một người ở xa, Chuyện ba người, Mẹ Gò Công, Hoa sứ nhà nàng... để nhớ nhung và mơ mộng về một quá khứ vàng son. Tôi tuyệt đối không bao giờ theo dõi các chương trình ca nhạc trong nước hiện phát trên truyền hình.


"Tôi từng bị dụ đóng cảnh thoát y"
- Nếu không lầm, vào thời hoàng kim, với thân hình bốc lửa, áo mouselin mỏng tang, cổ khoét sâu hở nửa bộ ngực đồ sộ, váy chẻ sâu quá đùi, "nữ hoàng sexy" Bảo Yến  từng bị một đạo diễn dụ đóng cảnh nude trong phim?
- Khoảng đầu năm 1989, tôi bất ngờ được đạo diễn kỳ cựu - NSND Lâm Tới mời tham gia một vai trong bộ phim Cô kỹ sư. Sau khi nhận lời, về đọc kịch bản mới tá hỏa bởi nhân vật phải diễn cảnh thoát y trên giường với bạn tình. Hoảng quá, tôi lập tức chấm dứt hợp đồng với đoàn làm phim. Sau này, cảnh nóng trên do cô đào bốc lửa Bích Liên thể hiện rất mùi mẫn cùng diễn viên Quang Đại. (Nữ diễn viên Bích Liên từng tạo scandal với cảnh phơi ngực trần trong bộ phim Vụ án viên đạn lạc, đóng cặp cùng Thương Tín).
- Nhận xét thật lòng về giới ca sĩ trẻ nói riêng và showbiz Việt nói chung hiện nay như thế nào?
- Ca sĩ theo tôi gồm 2 loại, loại thứ nhất là ca sĩ thực thụ, chuyên nghiệp và loại thứ hai là những người hát tựa ca sĩ. Với tôi, trời ban cho Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Thanh Thảo, Hồ Quỳnh Hương... chút tài năng để họ bước lên sân khấu múa may quay cuồng như một con rối. Tên tuổi người nghệ sĩ phải trụ vững và tỏa sáng trên sân khấu 20 năm mới đạt đẳng cấp nghệ sĩ thực thụ! Đến như ca sĩ Phương Thanh cũng chỉ là một trường hợp "sớm nở tối tàn".
Ngày xưa, thời của tôi không có hát nhép, ca sĩ không tổ chức họp báo nhét tay phóng viên phong bì nhờ thổi phồng bơm đẩy tên tuổi, cũng chẳng có phòng thu digital nâng cấp chất giọng ca sĩ tràn lan như bây giờ.
Showbiz Việt bao lâu nay vốn là một thế giới không có tình người, những đồng nghiệp thân thiết bữa trước còn lớn tiếng tung hô chúc tụng bạn, ngay ngày hôm sau chính kẻ đó đã "đạp" bạn xuống bùn một cách không thương tiếc. Trong giới nghệ sĩ từ trước đến nay rất hiếm người tốt, chỉ toàn những kẻ luôn mồm xỏ xiên, nói xấu, bêu rếu nhau, chực chờ toan tính hãm hại những ai tài giỏi hơn mình. Tôi từng nhiều lần là nạn nhân của những đồng nghiệp xấu bụng, tóm lại thế giới showbiz Việt luôn đầy rẫy sự bon chen, ghen tỵ.
Tôi không bao giờ quên chuyện một nữ ca sĩ rất nổi tiếng với Bài ca không quên từng chống nạnh, sừng sộ tuyên bố một câu xanh rờn trước đông đảo thành viên đoàn ca nhạc nhẹ Tháng Tám: "Con Bảo Yến làm sao có đủ tư cách đi lưu diễn nước ngoài!". Quả thật, sau đó tôi bị gạch tên ra khỏi danh sách đi Liên Xô và Ba Lan biểu diễn. Còn nữa, một nữ ca sĩ biệt danh là "Bống" từng lớn tiếng cảnh tỉnh đồng nghiệp Bằng Kiều: "Mày cũng bày đặt bon chen nhập băng với đám trong Sài Gòn à?". Những lời mai mỉa như thế thật thiếu tình người.
- Câu hỏi cuối cùng, trong tương lai, chị có ý định thực hiện liveshow cho mình?
- Không bao giờ tôi có ý định tổ chức liveshow cho mình nhưng viết hồi ký thì có. Tôi đang tổng hợp các dữ liệu trong việc chắp bút về cuộc đời mình trên giấy.


Kỷ niệm nhớ đời chạy show

Trong một chương trình ca nhạc tạp kỹ tại Nhà hát Hòa Bình, ca sĩ Thy Nga được ra diễn trước, chẳng biết vô tình hay hữu ý đã hát 2 bài "ruột" của đồng nghiệp Nhã Phương là Tạm biệt chim én và Bambino. Lúc vô hậu đài, Thy Nga lập tức bị hai chị em Bảo Yến - Nhã Phương xúm lại hỏi tội và "đánh hội đồng". Những tưởng "2 chọi 1 không chột cũng què", ngờ đâu Thy Nga vốn là cao thủ đai nâu Taekwondo (học trò cưng của võ sư Khúc Văn Bón) do đó chị em Bảo Yến - Nhã Phương bị đối thủ phản đòn khiến cả hai trầy trụa xây xát khắp mình mẩy, tay chân, may nhờ các nghệ sĩ và lực lượng bảo vệ can thiệp kịp thời.

Xuất xứ của nghệ danh Bảo Yến

Mối tình đầu của cô nữ sinh lớp 12 trường làng Nguyễn Khắc Kim Yến với ông thầy dạy Hóa thuộc dòng dõi quý tộc Tôn Thất Thành đành phải đứt đoạn bởi gia đình "nhà gái" không đồng ý.

Mối tình tiếp theo của Kim Yến với chàng sinh viên Phạm Ngọc Bảo hào hoa, đẹp trai, con nhà giàu được hai bên gia đình ủng hộ. Tuy nhiên, sau lễ đính hôn thì miền Nam giải phóng, "chàng rể" đóng tàu vượt biên sang Mỹ rồi bặt tin suốt 9 năm ròng, đến khi quay về quê nhà tìm vợ thì hỡi ôi "ván đã đóng thuyền". Vì thế, khi bước chân vào nghề ca hát, Kim Yến bèn lấy nghệ danh lót chữ "Bảo" để luôn hoài niệm về "người chồng không bao giờ cưới". Sau đó, Kim Yến cũng tham gia vượt biên nhưng bị chính quyền cách mạng phát hiện bắt nhốt 3 tháng tại trại giam ở Bạc Liêu (Minh Hải).

Làng nhạc Sài Gòn giai đoạn 1982 - 1992, ca sĩ Bảo Yến cùng thế hệ với Cẩm Vân, Ngọc Bích, Thu Hà, Ngọc Anh, Ngọc Yến, Kim Yến, Thu Cúc, Nhã Phương, Thy Nga, Thu Nở, sau Lan Ngọc, Họa Mi, Trang Thanh Lan, Trang Kim Yến, Bích Trâm, trước Ngọc Ánh, Thiên Kim, Ngọc Điệp.

Hai năm sau khi chồng - nhạc sĩ Lê Hựu Hà - đột ngột qua đời (2003), ca sĩ Nhã Phương, em gái của Bảo Yến, đi bước nữa với người chồng quốc tịch Mỹ. Năm 2009, cô đã cùng hai con theo chồng mới định cư tại tiểu bang Colorado (Mỹ).
Theo Bóng Đ

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

LẠI NGUYÊN ÂN


Lại Nguyên Ân

EmailIn
THÔNG TIN CÁ NHÂN


1.    Họ và tên: Lại Nguyên Ân
2.    Học hàm học vị: Cử nhân (1968)
3.    Năm sinh: 1945
4.    Nơi sinh: tỉnh Hà Nam
5.    Điện thoại: 0913 160 118
6.    Email: lainguyenan@gmail.com
7.    Chức vụ và nơi công tác: nguyên Biên tập chính, Nxb. Hội Nhà Văn, Hà Nội (nghỉ hưu từ tháng 12/2007)
8.    Quá trình học tập và công tác:
- 1964 - 68: học ngành ngữ văn, khoa Khoa học xã hội (từ 1965 đổi thành khoa Ngữ văn), trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Tháng 6/1968 tốt nghiệp với luận án về văn học sử Việt Nam hiện đại (“Những cơ sở lý luận của sự hình thành chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại”, người hướng dẫn: Phan Cự Đệ, người phản biện: Lê Đình Kỵ), đạt 5/5 điểm.
- từ 1/1/1969 đến 15/12/1969: các bộ tư liệu, phòng tư liệu, tạp chí “Học tập”, Hà Nội.
- từ tháng 10/1070 đến 30/8/1977: giáo viên môn ngữ văn, tổ giáo viên các môn văn hóa, trường Trung học thương nghiệp của Bộ Nội thương, trụ sở ở huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây.
- từ 1/9/1977 đến 30/11/2007: biên tập viên sách văn học, Nxb. Tác phẩm mới (từ 1990 đổi thành Nxb. Hội nhà văn) thuộc Hội nhà văn Việt Nam.
- từ 1/12/2007 đến nay: Nghỉ hưu.  
9.    Các hướng nghiên cứu chính:
- các vấn đề lý luận văn học
- các vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến hiện tại)

10. Các công trình tiêu biểu:
TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN:
 Loại sách phê bình, tiểu luận, nghiên cứu văn học:
- Văn học và phê bình (1984);
- Một thời đại mới trong văn học (1987, 1995);
- Sống với văn học cùng thời (1997, 2003); 
- Đọc lại người trước, đọc lại người xưa (1998);
- Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX  (1995, 1997, 1999, 2001, 2005);
- Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết “Giông tố” (2007);
- Mênh mông chật chội… (2009)
● Loại sách sưu tầm biên soạn tư liệu văn học sử VN:
- Nguyễn Minh Châu, con người và tác phẩm (1990);
- Văn học 1975-1985: tác phẩm và dư luận (1997);
- Vũ Trọng Phụng,  tài năng và sự thật (1992, 1997);
- Vũ Trọng Phụng,  con người và tác phẩm (1994);
- Thi sĩ Hồ Dzếnh (1993);
- Hồ Dzếnh, một hồn thơ đẹp (2001);
- Nhà văn Việt Nam: Chân dung tự hoạ (1995);
- Sưu tập trọn bộ “Tiên phong” 1945-46  (2 tập: 1996);
- Sưu tập “Văn nghệ” 1948-1954 (7 tập: 1998, 1999, 2000, 2003, 2005, 2006);
- Lê Thanh: Nghiên cứu và phê bình văn học (2001);
- Vũ Trọng Phụng: Chống nạng lên đường (2001, 2004);
- Thơ mới 1932-1945: tác giả & tác phẩm (1992, 1995, 1998, 2000, 2002, 2004);
- Trần Đình Hượu: Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001, 2002);
- Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1928 (2003);
- Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1929 (2005);
- Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1930 (2005);
- Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1931 (2007);
- Phan Khôi: Viết và dịch Lỗ Tấn (2007);
- Tác phẩm Hoàng Cầm (Q.1: Thơ; Q.2: Truyện thơ. Kịch; Q.3: Văn xuôi) (2002-2003);
- Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ “Việt Bắc” (2005);
- Vũ Bằng: Các tác phẩm mới tìm thấy (2010);
- Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1932 (2010).
- Hoàng Cầm, hồn thơ độc đáo (2011)
- Lưu Trọng Lư: Tác phẩm: Truyện ngắn, tiểu thuyết (2011)
● Loại sách dịch và biên dịch:
- Số phận của tiểu thuyết (1983);
- Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (1980, 1981);
- Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (1984, 1985);
- Cơ sở lý luận văn học (1985, 2000);
- Từ điển thuật ngữ văn học (1992, 1997, 1999, 2000, 2006, 2007, 2009);
- 150 thuật ngữ văn học (1999, 2003, 2004, 2009);
- Từ điển văn học, bộ mới (2004);
- Bách khoa tri thức phổ thông (2000, 2003, 2007);
- Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX  (2003);
- Văn học hậu hiện đại thế giới. Những vấn đề lý thuyết (2003).
                    
           Nguồn http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn