Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Bảo Yến - Anh còn nợ em

BÀN VỀ LƯU MANH

NGUYỄN QUANG LẬP
Vương Trí Nhàn
Mình đọc bài Rất nên quan tâm tới… lưu manh của bác Vương Trí Nhàn thấy vui vui. Bác Nhàn viết bài này vì việc giải thích của họa sĩ Phan Cẩm Thượng (ông này cũng giỏi) về sự biến nghĩa hai chữ đểu cảng và lưu manh: “Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”. Bác Nhàn nói lại với PCT về chữ lưu manh, manh không phải là mù, mà là “mắt không có con ngươi, tối tăm”. Hi hi thì cũng như nhau chắc, dân mình gọi mấy kẻ mắt không có tròng đều là mù tuốt.
Nhưng có vẻ như bác Nhàn thiên về nghĩa bóng cái sự “mắt không có tròng” thì phải, bác tán chữ lưu manh từ câu thơ của Nguyễn Trãi: “Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập”- (Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp) rồi bảo chữ manh là ở nghĩa ấy, hạng lưu manh “ban đầu chỉ dân lang thang vô nghề nghiệp, sau chỉ kẻ “bất vụ chính nghĩa, vị phi tác đãi’, tức là kẻ không biết chính nghĩa là gì, dám làm mọi việc phi pháp xấu xa”.
Bác viết:
“Lưu manh du đãng… ở ta đóng vai trò lớn trong các cuộc chiến tranh kể cả nội chiến lẫn chống ngoại xâm. Nhiều bộ sách cũ tôi đọc được có ghi những người theo Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận là du đãng, mà sau này Quang Trung mạnh cũng là nhờ tập hợp và phát huy sức mạnh đám người này.
Trong lịch sử Trung quốc, những Lưu Bang Hán Cao Tổ, Chu Nguyên Chương Minh Thái Tổ cũng mang đậm trong mình chất vô lại, du đãng, lưu manh. Đã có câu tổng kết trí thức chỉ làm đến tể tướng chỉ có lưu manh mới có thể làm vua.
Nhận xét ấy trong thời hiện đại được chứng nghiệm qua bộ đôi Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai”.
Chết chết chết, bác phạm thượng quá, hi hi. Rồi đây thế nào cũng có người cãi bác chết thôi.
Nhưng điều này sẽ không ai cãi bác vì nó đúng, không những đúng mà quá đúng: “Trong khi các tầng lớp nhà buôn và quan lại dùng tri thức tổ chức lại đời sống thì tầng lớp lưu manh cũng xuất hiện, thâm nhập vào các tầng lớp khác. Trong xã hội hiện đại, xu thế này chi phối sự hình thành nhân cách từ người lao động đến người có học, làm họ cũng trở nên lười biếng tầm thường tàn ác vô cảm… tức là lưu manh hóa họ. Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng nhưng trong thực tế bản chất của lưu manh là thâm thù căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung. Ở tầng lớp lưu manh khoác áo trí thức, cái lõi là vô học, bao nhiêu cái có học bên ngoài chỉ là đắp điếm thêm”.
Đấy là điều bác Nhàn cảnh báo “rất nên quan tâm đến lưu manh”. Nếu cứ chủ quan khinh địch, cao ngạo coi thường, khinh nhờn chúng nó thì thế nào cũng có ngày bị chúng nó làm cho khốc hại. Đối với trí thức, không có gì nguy hiểm bằng lưu manh. Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, trí thức ít ai chết vì hòn đạn mũi tên, toàn chết vì bọn lưu manh này thôi.
Hu hu cảm ơn bác Vương Trí Nhàn đã nhắc nhở.
N. Q. L.
Nguồn: quechoa.info

Nghi án đục bia ở Nghệ an

TẠP CHÍ XƯA & VÀ NAY

HAI NGHI ÁN VĂN HỌC…

ĐẾN VỤ PHÁ BIA Ở NGHỆ AN *

SỐ 392 THÁNG 11-2011
 Đào Văn Khởi
.
Trong những ngày đầu thu năm 2011, trên một số phương tiện thông tin đại chúng (báo mạng, báo giấy) rộn lên tin – chứ không chỉ phong thanh như hồi đầu thế kỷ XX- tin yêu cầu trả lời câu hỏi: Ai ra lệnh đục bỏ và lý do đục bỏ văn bia ở đền thờ Quang Trung trên núi Dũng Quyết – Thành phố Vinh. Văn bia này khắc lời thơ của Chủ tịch HỒ Chí Minh viết về vua Quang Trung!
Có vẻ như giới lãnh đạo văn hóa, tư tưởng Nghệ An vẫn ứng xử theo cung cách “văn hóa im lặng” – văn hóa của xã hội không văn minh. Vậy thực chất vụ việc “Phá bia …” là sao?
Nguyên ở đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết có hai nhà bia. Nhà bia bên hữu dựng một tấm bia khắc ghi “Công trạng vua Quang Trung”, nhà bia bên tả treo chuông và dựng một tấm bia khắc ghi “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung”. Đây là thực trạng trong quá khứ không xa, nay cả hai bản văn bia đã bị đục bỏ thay bằng các bản văn khác (ở đây không bàn nội dung các bản văn mới này).
Hãy xem bản văn bia “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung” có những vi phạm gì đến những khuôn phép của hệ tư tưởng chính thống không? Nội dung bản văn bia đó như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung
Nguyễn Huệ là kẻ phi thường,
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu.
Ông đà chí cả mưu cao,
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
Cho nên Tàu dẫu làm hung,
Dân ta vn giữ non sông nước nhà.
(Trích Lịch sử nước ta- H Chí Minh toàn tập (1930-1945), tập 3, Hà Nội, Nhà xuất bản Sự thật, 1983).
Để tiện so sánh với các bản khác, chúng tôi gọi bản này là bản Nxb Sự thật. Chúng tôi cũng đã xác nhận bản văn bia trên đúng như trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb Sự thật Hà Nội, 1983.
Một thời gian không lâu sau khi khánh thành toàn bộ công trình tưởng niệm bề thế này, bắt đầu có những xì xầm nói nhỏ bàn to… về nội dung các văn bia. Nào là trong lúc quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang khởi sắc, đánh dấu bằng 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Tiến tới tương lai”, mà lại nhắc đến quá khứ như: “đánh đuổi… giặc Tàu”, “…Tàu dẫu làm hung”, hóa ra ta không thật bụng với bạn! Nhất là có ai đó chê Hồ Chí Minh trịch thượng gọi người anh hùng áo vải chống xâm lăng là “kẻ”. Dư luận trên không phải là chuyện tầm phào, mà có bằng chứng rõ như ban ngày.
Thì đây, nhân dịp kỷ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô, Câu lạc bộ Hán – Nôm, thư viện tỉnh Nghệ An tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn cuốn sách Xứ Nghệ vi hoàng đế Quang Trung do nhà xuất bản Nghệ An ấn hành. Sách này có nhiều lỗi về các chứng cứ lịch sử và ngôn từ. Xin nêu chi tiết trái chứng vô cùng của cuốn sách. Ớ trang 9 của sách in bản văn sau:
Nguyễn Huệ là bậc phỉ thường, Đã từng đánh đuổi quânXiêm, giặc Tàu.
Ông đà trí cả mưu cao,
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng,
Cho nên Tàu dẫu làm hung, Dân ta vn giữ non sông nước nhà
Hồ Chí Minh
 (Hồ Chí Minh toàn tập, Thơ, Lịch sử nước nhà, Văn học, H., 2004, tr.383-383).
Có thể gọi đây là bản Thư viện Nghệ An (TVNA).
Thật khó tưởng tượng nổi tại sao những người có trách nhiệm lại ngang nhiên sửa lời thơ của Nguyễn Ái Quốc? Cụ thể các vị biên khảo bản TVNA đã tự ý sửa:
Kẻ phi thường thành bậc phi thường;           
Giặc Xiêm thành quân Xiêm; Chí cả sửa thành trí cả;
Lịch sử nước ta sửa thành Lịch sử nước nhà.
Chúng ta thấy một đoạn sử ca 6 câu lục bát 42 chữ mà bị sửa 3 chữ chắc vì cho là vụng, cho là không hợp thời, cho là phạm luật tư tưởng văn hóa…). Bốn chữ bị sửa thì hai chữ Bậc và Quân là có chủ ý không cần bàn cãi.
Ở đây xin lạm bàn ý nghĩa của từ “kẻ”; rồi phải đặt Lịch sử nước ta ra đời trong hoàn cảnh cụ thể nào thì mới giải mã được vì sao Nguyễn Ái Quốc lại dùng chữ “kẻ” để chỉ Nguyễn Huệ.
Ai cũng phải nhận: Chuẩn mực dùng tiếng, dùng từ Việt ngữ không ai hơn được Nguyễn Du. Chúng ta có thể xem cách Nguyễn Du đã dùng tiếng “kẻ” như thế nào(5).
Truyện Kiều có 3.254 câu, thì tiếng “kẻ” xuất hiện 15 lần tại các câu 576, 781, 1.520, 1.523, 2.253, 2.334, 2.437, 2.531, 2.755, 2.841, 1.254, 1.483, 1.540, 1.792, 2.885, và nhà thơ đã dùng tiếng “kẻ” trong hai cấu trúc:
- Cấu trúc đơn ở các câu 1.250, 1.483, 1.540, 1.792.
Lâm truy tứ thuở uyên bay,( 1.792)
Phòng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân (1.793)
- Cấu trúc biền ngẫu gồm các câu: 576,1520,1523, 2334,2437, 2531, 2755,
Người lên ngựa, kẻ chia bào (1.520)
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Đau lòng kẻ ở người đi (782)
Lệ roi thấm đả, tơ chia rủ tằm.
Dù ở trong cấu trúc nào, từ Kẻ đóng vai trò chủ vị, thì kẻ và người có thể đổi vị trí cho nhau mà ý nghĩa câu không đổi (ở đây không bàn đến âm điệu của câu thơ), như câu 782:
Đau lòng kẻ ở người đi = Đau lòng người ở kẻ đi.
Hoặc câu Người về chiếc bóng năm canh. Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Có thể thay kẻ về, người đi cho nhau mà nghĩa câu không đổi…
Còn trường hợp từ “kẻ” kết hợp với một hình dung từ, thành một từ tổ, như kẻ tiện nhân, kẻ phi thường, kẻ cắp… thì tính “sang” hoặc “hèn” do hình dung từ can dự.
Như khi nghe Kiều nhắc nhở Thúc Sinh nghĩ đến Hoạn Thư
Trộm nghe kẻ lớn trong nhà
 trong khuôn phép, nói ra mối giường.
Ta như thấy Kiều run lên sợ hãi cái gia uy của Hoạn Thư. Rồi khi Hoạn Thư dằn lòng, tức tưởi nghĩ đến quan hệ “bồ bịch” của chồng:
Ví bằng nói thật cùng ta,
Cũng dung kẻ dưới, mới là lượng trên.
Thì rõ đây là khẩu khí bà lớn răn đe bọn a hoàn!
Tóm lại, từ “kẻ” xét trong cấu trúc từ vựng:
- Ở chủ vị: kẻ và người ngang nghĩa với nhau.
- Trong cấu trúc: kẻ + hdt, kẻ thay đổi ý nghĩa (mức độ sang hay hèn) là tùy hdt.
Có thể tham khảo thêm các Từ điển.
Ví dụ trong Tm Nguyên từ điển Việt Nam, tác giả Lê Ngọc Trụ giải thích nghĩa tiếng Kẻ: người nào; <giả (người).
Từ phân tích trên đây chúng ta thấy có vẻ như các vị biên khảo của Thư viện Nghệ An có lý, rằng Cụ Hồ đã hạ bệ Nguyễn Huệ khi Cụ đặt bút: Nguyễn Huệ là kẻ phi thường.
Thật ra không phải vậy.
Thứ nhất, phải nhớ rằng, thời điểm Cụ Hồ viết Lịch sử nước ta (1942), lúc đó Cụ chưa là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vậy tên của bài văn bia ở đền thờ Quang Trung trên núi Dũng Quyết là sai sự thật lịch sử.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, trong thời điểm 1941 – 1942 là là lãnh tụ của Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh) – một tổ chức nhằm tập hợp toàn dân ủng hộ Đồng minh, đánh đuổi Nhật Pháp, đấu tranh giành độc lập của Tổ quốc. Trần Dân Tiên tác giả sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch viết về tình hình thời điểm đó: “Đồng minh gần nhất và có quan hệ nhất đến việc chống Nhật ở Việt Nam là Trung Quốc. Vì vậy phải tìm đến Trung Quốc. Trong những người cách mạng Việt Nam, ông Nguyễn là người hiểu biết Trung Quốc và người Trung Quốc hơn hết. Vì vậy mọi người đồng thanh cử ông Nguyễn đi Trung Quốc. Đi bộ đến Trùng Khánh (Thủ phủ của Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch), không phải là việc dễ dàng. Nhưng ông Nguyễn nhận lời ra đi. Để đánh lạc hướng bọn mật thám, ông Nguyễn lấy tên là Hồ Chí Minh, và từ đó người ta gọi ông Nguyễn là Cụ Hồ… Đi liền 10 đêm, 5 ngày Cụ Hồ đến một thị trấn Trung Quốc, chưa kịp nghỉ chân thì chiều hôm đó Cụ bị bắt”
Những thông tin trên đây cho ta khẳng định rằng: tên gọi Hồ Chí Minh chỉ xuất hiện vào tháng 8 năm 1942. Vậy tác giả Lịch sử nước ta phải là Nguyễn Ái Quốc.
Cần lưu ý, trong thời gian này, Việt Minh đang muốn bắt tay với Quốc dân đảng (trong mặt trận chống phát xít Nhật), mà chưa có quan hệ gì với Trung Hoa cộng sản cả (lúc này Mao Trạch Đông đang ở Diên An). Thế thì những cụm từ “giặc Tàu”, “Tàu dẫu làm hung” trong Lịch sử nước ta, Nguyễn Ái Quốc không hề chỉ Trung Hoa Dân Quốc, lại càng không phải chỉ Trung Hoa cộng sản. Nên ai đó trong giới lãnh đạo văn hóa Nghệ An sợ tổn thương đến “16 chữ vàng”, rồi phá bỏ bia ghi thơ lãnh tụ, thì rõ là hoang đường.
Như đã phân tích ở trên, khi dùng chữ “kẻ” để nói về Quang Trung, Nguyễn Ái Quốc không hề có dụng ý hạ thấp. Cũng giống như câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ngày nay có người muốn sửa lại là “ăn quả nhớ người trồng cây”.
Vụ “Phá bia ghi thơ lãnh tụ” : cho tới thời điểm này, vẩn chưa thành án chắc vì nhiều lý do, nhưng chắc vì không có khoản nào trong bất kỳ bộ luật nào của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến vụ việc này. Phải chăng luật pháp thời dân chủ khoan hòa hơn thời quân chủ? Điển cuối cùng nên nhớ vụ việc xảy ra trong lúc toàn Đảng toàn dân ta đang ra sức học tập “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”, thì vụ việc trở thành vụ nghi án!
ĐVK