Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Cây ăn thịt người


hủ Nhật, 17/06/2012, 08:05 (GMT+7)
Cây ăn thịt chưa hề biến mất
TT - Hơn một tuần qua, không chỉ cư dân mạng mà cả giới thực vật học trong nước đều xôn xao và phản ứng trước sự kiện “tái khám phá” cây ăn thịt Nepenthes thorelii (tức cây nắp ấm Thorel) vốn đã “vắng bóng” cả trăm năm, nay mới xuất hiện lại. Sự thật thì sao?
François Sockhom Mey (giữa) và nhân viên kiểm lâm tại Lò Gò - Xa Mát với “chiến lợi phẩm” trên tay là những cây nắp ấm Thorel tìm được - Ảnh tư liệu của Alastair Robinson 

Theo thông tin do TS Lưu Hồng Trường, Viện Sinh học nhiệt đới, công bố ngày 4-6-2012 trên trang web thiennhien.net: “Tính tới thời điểm này, vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là địa điểm duy nhất có thể tìm thấy loài cây ăn thịt Nepenthes thorelii trong tự nhiên” và chỉ có ít hơn 100 cá thể. Từ đó, ông đề nghị xếp cây nắp ấm Thorel vào tình trạng “cực kỳ nguy cấp”, theo tiêu chuẩn Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế.
Mọc ở khắp nơi?
Liên tiếp trong hai ngày 11 và 12-6, nhiều tờ báo đã liên tục đưa tin về sự kiện phát hiện cây nắp ấm Thorel từng “vắng bóng” hơn 100 năm qua ở VN, thậm chí với những tựa bài “pha màu giật gân”, kiểu “Cây ăn thịt tái xuất VN sau 100 năm”... Chỉ trong bốn ngày sau đó, từ khóa “cây nắp ấm” đã tăng thêm khoảng... 20.000 kết quả liên quan (từ khoảng 2.320.000 lên 2.350.000) trên Internet, theo thông báo của Google. Riêng từ khóa “cây nắp ấm Thorel” đã đạt mức nhảy vọt tới khoảng 12.100 kết quả!
Tuy vậy, dư luận bắt đầu lên tiếng, từ cả các phản hồi trên mạng lẫn trong giới khoa học. Đã xuất hiện những góp ý công khai, rất đáng chú ý như: “Cây này mọc đầy ở vùng đồi thuộc các xã Lộc An, Lộc Sơn... của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế”, “Cây này mọc đầy ở Bình Định, còn ở Cầu Dứa và Suối Lở tại Cù Mông thì muốn bao nhiêu cũng có”, “Khu rừng núi Lâm Đồng thiếu chi cây nắp ấm này”... Việc ở những địa phương ấy quả thật có loài nắp ấm Thorel, hay loài “lai Thorel”, hay vài loài nắp ấm khác hay không vẫn đang chờ các nhà thực vật học trong nước xác minh, chứ không thể dựa trên công bố của TS Lưu Hồng Trường.
Trên thực tế, bộ sưu tập đầu tiên về loài cây nắp ấm Thorel là công trình của bác sĩ người Pháp Clovis Thorel, từ những mẫu do ông thu thập được trong những năm 1862-1866 ở Thị Tĩnh (huyện Lò Thiêu, tỉnh Bình Dương). Vào thời đó, các mẫu nắp ấm ấy được gọi với tên Thorel 1032. Năm 1909, mô tả chính thức về loài nắp ấm Nepenthes thorelii được nhà thực vật học Paul Henri Lecomte công bố. Từ đó, loài cây ăn thịt này được chính thức gọi là nắp ấm Thorel.
Cây nắp ấm Thorel tìm được tại Lò Gò - Xa Mát - Ảnh tư liệu của Alastair Robinson 

Còn lưu nhiều mẫu
Đến tháng 8-2011, nhà thực vật học người Pháp gốc Campuchia François Sockhom Mey cùng một số chuyên gia đến Campuchia tìm cây nắp ấm Thorel. Sau khi không thu được kết quả nào tại các tỉnh Prey Veng và Kampong Cham ở Campuchia, họ tới Việt Nam. François đã được sự hỗ trợ của một nhóm nhà khoa học ở Viện Sinh học nhiệt đới, trong đó có TS Lưu Hồng Trường chuyên về thực vật học. Nhóm đã tới vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát ở Tây Ninh, dựa theo hình ảnh về “một loài cây giống cây nắp ấm Thorel” do TS Vũ Ngọc Long tình cờ chụp được trong một chuyến khảo sát tại đây. Và may mắn đã mỉm cười với họ tại khu Sữa Đá, giáp biên giới Việt Nam - Campuchia, họ tìm thấy cây nắp ấm Thorel! Dưới biệt danh “Sockhom”, theo François Sockhom Mey trên diễn đàn trực tuyến của Hội Cây ăn thịt quốc tế vào ngày 7-8-2011, đây là một cuộc “khám phá kỳ diệu” vì đã “tái khám phá một loài nắp ấm đã biến mất từ lâu”, sau 102 năm khi được mô tả vào năm 1909.
Trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ, TS Dương Đức Huyến, trưởng phòng thực vật thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học - công nghệ Việt Nam), nói: “Việc một, hai chuyên gia gặp may khi đến đúng chỗ một loài thực vật đang mọc nhưng lại chưa đi khảo sát ở rất nhiều nơi khác, hay nói rộng ra là trên cả nước, để rồi nói rằng cây nắp ấm Thorel “xuất hiện lại” là chưa có cơ sở khoa học thuyết phục. Chỉ có thể nói là gặp lại cây nắp ấm Thorel”.
Trong khi đó, đọc lại bài viết của TS Lưu Hồng Trường trên thiennhien.net, càng thấy “khôi hài” khi ông viết rằng các nhà nghiên cứu (gồm François Mey, Charles Clarke, Alastair Robinson và Lưu Hồng Trường) “đã nỗ lực tìm kiếm cây nắp ấm Thorel ở khu vực Đông Dương nhưng không thu được kết quả”!
Được biết, phòng lưu trữ mẫu thực vật thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật hiện còn lưu ba mẫu nắp ấm Thorel. Trong đó, có hai mẫu mang các số hiệu VH2620 và VH3533, do GS.TSKH Leonid Vladimirovich Averyanov, viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ), tìm thấy ở Lâm Đồng (tháng 3-1997) và ở Ninh Thuận (tháng 4-1997). Mẫu thứ ba, mang số hiệu CB-VN 173 (MO), do TS Nguyễn Văn Dư (VN) và Rattana (Campuchia) thu được tại Kampot, Campuchia (tháng 11-2007).
Việt Nam có năm loài nắp ấm
Cuốn Cây cỏ Việt Nam (tập 1, trang 532-533) của GS.TS Phạm Hoàng Hộ ghi rõ năm loài nắp ấm Nepenthes của Việt Nam gồm:
- Nepenthes annamensis Macfarl (“Bình nước Trung bộ”), phân bố: Đà Lạt, Vĩnh Linh (trang 532).
- Nepenthes geoffrayi H. Lec (“Bình nước Geoffray”), không nói nơi phân bố (trang 532).
- Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce (“Bình nước kỳ quan”, “Trư-lung”, “Pitcher plant”), gặp ở vùng đất lầy, bình nguyên (trang 533).
- Nepenthes distillatoria L. (“Nắp bình cất”), mọc hoang ở Đồng Tháp (trang 533).
- Nepenthes thorelii H. Lec. (“Bình nước Thorel”), phân bố ở Đà Lạt, Đồng Nai, Hà Tiên. Rễ chứa antraquinol chống sốt rét (trang 533).

HỮU THIỆN
email
email
Chia sẻ:
http://tuoitre.vn/Images/bookmark/facebook_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/yahoo.jpg http://tuoitre.vn/Images/bookmark/twitter_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/google_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/myspace_48.png
top
(7)
Còn rất nhiều
17/06/2012 15:17:55
Tôi rất bất ngờ với thông tin cây nắp ấm ở vào tình trạng "cực kì nguy cấp" vì hằng năm ở chợ hoa xuân ở Long X

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

JACOB ZUMA


Phạm Thị Hoài - Ngọn giáo của dân tộc



Phạm Thị Hoài

Trong tư thế ưỡn ngực, giang tay, phanh áo bành nổi tiếng của Lenin, Tổng thống Cộng hòa Nam Phi Jacob Zuma phanh cả quần, bày ra bên dưới nguyên bộ của quý lủng lẳng trên bức chân dung “The Spear” (Ngọn giáo)[i] của họa sĩ Brett Murray, một tác phẩm trong triển lãm Hail the Thief do Goodman Gallery tại Johannesburg tổ chức.



Nếu được nghệ thuật để mắt như vậy, mà lại là nghệ thuật đúng phong cách của trường phái tranh cổ động sô-viết rất quen thuộc với người Việt, chắc Cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, người suốt hai nhiệm kì ở chức vụ cao nhất của Đảng không được dư luận chú ý bằng vụ tái giá gần đây với một phụ nữ sinh sau cả một phần tư thế kỉ, chỉ phẫn nộ trong trường hợp ngọn giáo của mình bị thể hiện kém kích cỡ so với thực tế. Ông Zuma không rơi vào hoàn cảnh đó, bộ dương vật và phụ kiện của ông trong bức tranh không thể gọi là khiêm tốn. Có thể quy mô đó là bắt buộc để duy trì chế độ đa thê mà ông công khai đại diện. Ông có sáu người vợ, trong đó một người đã li hôn và một người đã tự sát, hiện còn 4 người. Vài năm trước, ông bị kiện vì tội hiếp dâm. Được xử trắng án, ông cho biết sau vụ thuận tình giao cấu chứ không phải hiếp dâm đó ông đã tắm rất kĩ, vì biết người phụ nữ kia nhiễm HIV dương tính. Từ đó ông được họa sĩ Zapirobiến thành bất tử trong hình ảnh đầu cắm vòi hoa sen, đang cởi quần chuẩn bị cưỡng hiếp nàng Tư pháp, còn nàng thì bị các tổ chức xã hội, trong đó có Đảng ANC mà ông là chủ tịch, dằn ngửa ra đất. Cách mạng đã trải xong thảm đỏ cho quyền lực và dục vọng. Cho đạo tặc, chủ đề triển lãm của Brett Murray.



Đảng cầm quyền ANC của ông Zuma đã kiện phòng tranh ra tòa. Dưới áp lực của hàng ngàn người biểu tình phản đối và bị hai khán giả bôi hỏng, bức “Ngọn giáo” mà một người Đức đã mua với giá 13.000 Dollar bị gỡ. Một sự cố văn hóa khiến những người đã quá được chiều chuộng bởi sự tự do ở phương Tây chỉ có thể lắc đầu. Đây là hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel được tưng bừng trình diễn trước hàng trăm ngàn khán giả trong lễ hội hóa trang truyền thống hàng năm ở Köln:

Văn chương nghệ thuật không cứu rỗi thế giới. Lịch sử biết quá đủ những kẻ diệt chủng yêu và chơi nhạc cổ điển, những nhà độc tài thích làm và ngâm thơ, những tay chủ báo mị dân mê vẽ tranh và soạn kịch, những nhà lí luận đáng tởm say tụng ca nghệ thuật khiến nó phải đâm đầu vào ngõ cụt vì xấu hổ và những đám đông u mê nghiện hôn hít nghệ thuật khiến nó phải chui vào quan tài để tự bảo vệ. Văn chương nghệ thuật không sinh ra để làm thế giới này tốt lên hay đồi bại đi. Nó chỉ là một trong những cách tiếp cận thế giới. Thỉnh thoảng nó thành công trong việc thách thức những cách tiếp cận khác.


Tất nhiên ông Zuma không vì bức chân dung nói trên mà từ bỏ chế độ đa thê. Có khi nó còn khiến ông tự quảng cáo tốt hơn để lấy thêm người vợ thứ bảy. Nhưng Cộng hòa Nam Phi, đất nước mà tôi hoàn toàn xa lạ, bỗng trở nên thân thiện hơn nhiều, vì có một phòng tranh đã trưng bày một triển lãm như thế, dù cuối cùng bức tranh phải gỡ bỏ. Sắp tới tôi sẽ đi Nam Phi.
© pro&contra

[i] Ông Jacob Zuma từng tham gia Umkhonto we Sizwe (Ngọn giáo của Dân tộc), tổ chức quân sự bí mật của Đảng ANC chống chế độ Apartheid Nam Phi. Ông cũng từng là một đồ đệ mác-xít nhiệt thành, trường phái sô-viết.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

www.khatvongtuoitre.net: Triết gia Trần Đức Thảo “Những ngày ấy”

www.khatvongtuoitre.net: Triết gia Trần Đức Thảo “Những ngày ấy”: Triết gia Trần Đức Thảo - Ảnh: Blog Nguyễn Trọng Tạo | Nguyễn Đình Chú - Những ngày ấy, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội rồi thêm trư...

Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: CỐT CÁCH NGƯỜI MIỀN TRUNG QUA THƠ THẠCH QUỲ

Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: CỐT CÁCH NGƯỜI MIỀN TRUNG QUA THƠ THẠCH QUỲ:                                                                            Mai Văn Hoan.   (Tham luận đọc tại Hội thảo Thơ hiện đại Việt N...

Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÀY 26/4...

Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÀY 26/4...: Phamvietdao.net: Chính phủ Việt Nam Công hòa là một chính quyền kế tiếp do Chính phủ Mỹ dựng lên tại miền Nam Việt Nam; dù hiện nay Chính p...

Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: ÔNG DƯƠNG VĂN HIẾU LÊN TIẾNG VỀ CHUYỆN THƯƠNG THẢO...

Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: ÔNG DƯƠNG VĂN HIẾU LÊN TIẾNG VỀ CHUYỆN THƯƠNG THẢO...:   Lâm Lễ Trinh. Phamvietdao.net: “Dương Văn Hiếu biệt danh "Hùm xám của Chế độ" là người chỉ huy Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung , cơ...

Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: ẢNH CHÁNH SỨ PHAN THANH GIẢN, PHÓ SỨ PHẠM PHÚ THỨ ...

Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: ẢNH CHÁNH SỨ PHAN THANH GIẢN, PHÓ SỨ PHẠM PHÚ THỨ ...: Trần Giao Thủy . Năm 1863, Vua Dực Tông (Tự Đức) cử quan Hiệp biện Đại Học sĩ Phan Thanh Giản làm Chánh sứ sang Tây thương nghị về việc...

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Văn hóa Nghệ an


Phát hiện nhiều đạo sắc cổ quý hiếm tại Nghệ An
24.05.2012 09:43
Xem hình
Chiều 22/5, Ban Quản lý di tích, danh thắng Nghệ An cho biết các cán bộ Hán Nôm thuộc Ban Quản lý Di tích Danh thắng Nghệ An phát hiện 36 đạo sắc được lưu giữ cẩn thận trong nhà thờ họ Phan Vân, xã Bắc Thành, huyện Yên Thành.
Số đạo sắc trên đươc phát hiện trong đợt kiểm tra khảo sát một số di tích danh thắng trên địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An để thu thập thông tin phục vụ công tác nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử văn hóa dòng họ.

 Những đạo sắc này được phong cho 18 vị Quận Công thuộc dòng họ Phan đã có công trong việc bảo vệ đất nước từ thời Lê đến thời Nguyễn như Phan Cảnh Quang, Phan Cảnh Huy, Phan Cảnh Các…

Trong số 36 đạo sắc đang được lưu giữ cẩn thận tại nhà thờ họ Phan Vân, có 16 đạo sắc có niên đại thời nhà Lê, còn lại là các đạo sắc có niên đại thời Nguyễn.

Đặc biệt trong số các đạo sắc này có một đạo sắc được viết trên vải lụa gấm do vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Chính Hòa (1692) tự tiến phong sắc cho Phan Cảnh Các, một vị công thần có công lao rất lớn trong việc bảo vệ đất nước với chức vụ “Thư vệ sự tước Quận Công, đặc tiến phụ Quốc thượng tướng quân, Cẩm y vệ Yên Quận công, thượng trụ quốc, thượng giai.”

Tấm sắc phong lụa gấm này có chiều dài 1.5m, rộng 60cm, gồm 375 chữ Hánđược viết theo lối chữ thảo chân phương, bên trái sắc có dấu triện ghi niên hiệu nhà vua và ngày ban sắc.

Ban Quản lý Di tích, danh thắng Nghệ An cho biết đây là lần đầu tiên ở Nghệ An phát hiện được một số lượng đạo sắc lớn tại một dòng họ, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cha ông để lại.

Những đạo sắc này là kho tư liệu quý hiếm phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu về lịch sử, nhân vật, văn hóa dòng họ trên địa bàn Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung bộ trong thời gian tới./.

Nguyễn Văn Nhật-Mạnh Hà (Vietnam+)


(Theo vietnamplus