Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Hoa kỳ với ván bài Việt nam



11.07.2012, 19:07
Hoa Kỳ với “ván bài Việt Nam”
Photo: EPA
In bàiGửi mail cho bạnBổ sung vào blog

Nhằm đối phó trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, Hoa Kỳ tăng cường liên minh với các quốc gia khu vực, vốn sở hữu mâu thuẫn lãnh thổ sâu sắc với Trung Quốc.
Trong khuôn khổ chuyến công cán châu Á, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến Việt Nam. Bà có cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, gặp gỡ với đại diện các doanh nhân Việt Nam và Mỹ. Chủ đề chính tại các cuộc hội đàm là phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Trong ba năm qua, kim ngạch thương mại giữa CHXHCN Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng 40%, đạt chỉ số 22 tỷ USD. Mỹ hiện là nhà nhập khẩu chính của Việt Nam.
Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ hai trong tháng của các quan chức cấp cao Hoa Kỳ. Vào đầu tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã tới Việt Nam. Ông tỏ ra quan tâm đến việc sử dụng cảng Cam Ranh trong khuôn khổ chiến lược mở rộng sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương. Đến năm 2020, 60% lực lượng Hải quân Hoa Kỳ được hoạch định triển khai tại Thái Bình Dương.
Những chuyến công tác tích cực của quan chức cao cấp Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh Việt Nam - Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt. Mỹ muốn vận dụng tối đa tình hình này, bởi nhận thấy Việt Nam chú trọng tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế, - ông Dmitry Mosyak, người đứng đầu Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Đông phương học đưa ra nhận xét.
“Việt Nam quan tâm phát triển quan hệ với Hoa Kỳ trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả quân sự. Tuy nhiên theo ý kiến của tôi, trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, trên hết Việt Nam muốn dựa chủ yếu vào tiềm lực và tiềm năng của mình.”
Chiến lược hàng hải của Việt Nam hướng vào mục tiêu bảo vệ các lợi ích quốc gia trong vùng Biển Đông, bao gồm yếu tố thành lập hạm đội tầu chiến và tầu ngầm hùng mạnh. Nga hỗ trợ Việt Nam với các hợp đồng bán máy bay, tổ hợp tên lửa bờ biển, các tàu biển và tàu ngầm.
Tình hình trên Biển Đông không chỉ đơn thuần là cuộc tranh giành hải đảo và tài nguyên, đó còn là cuộc phân chia ảnh hưởng trong khu vực, nơi mà Trung Quốc đang thực hiện một chính sách quyết đoán còn Hoa Kỳ nỗ lực kiềm chế ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc, - nhà sử học St Petersburg Vladimir Kolotov nhận định.
“Áp lực ngày một mạnh của Trung Quốc đối với Việt Nam trong các vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, có thể đưa Việt Nam vào khu vực hợp tác lớn hơn với Hoa Kỳ. Đối với Trung Quốc, điều này sẽ đem lại hậu quả địa chính trị nghiêm trọng trong tương lai.”
Hôm thứ Năm, bà Clinton sẽ tới Phnom Penh tham dự cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN với các đối tác đối thoại. Tình hình cho thấy, một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận sắp tới sẽ là tìm cách xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông.
                                                      (theo Tiêng nói Nước Nga )

Không có nhận xét nào: